Sứ mệnh ‘hàn gắn quan hệ’ của ông Tập tại Việt Nam
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đón tiếp tại Văn phòng Chính phủ ở Hà Nội, ngày 5/11/2015.
Chuyến đi đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam
giữa bối cảnh căng thẳng đang ngày càng gia tăng ở Biển Đông được quốc
tế nhận định là để ‘hàn gắn quan hệ’ giữa hai quốc gia cộng sản.
Đồng thời theo Reuters, động thái này còn nhằm ra hiệu cho Hà Nội biết Bắc Kinh còn có ‘rất nhiều thứ để cho’ Việt Nam.
Trong hai ngày ở Việt Nam (5/11 – 6/11), ông Tập sẽ gặp gỡ các giới
chức hàng đầu của Việt Nam, trong đó có Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Nguyễn
Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, và sẽ ký kết nhiều thỏa
thuận quan trọng trong nhiều lĩnh vực như tăng cường hợp tác giữa hai
đảng cộng sản, các dự án về kinh tế, thương mại, đầu tư và hạ tầng cơ
sở.
Kể từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan đến thăm dò dầu khí ở Biển Đông
mà Việt Nam khẳng định là thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của mình vào
tháng 7 năm ngoái, quan hệ giữa hai nước láng giềng đã trở nên xấu đi,
nhất là khi Hà Nội tố cáo tàu Trung Quốc cố tình đâm vào tàu của Việt
Nam trong khu vực này. Thêm vào đó, những hoạt động xây dựng và các động
thái nhằm khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trong khu vực tranh chấp đã
gặp phải sự phản đối dữ dội từ phía công luận Việt Nam.
Chuyến đi của Chủ tịch Trung Quốc đến Việt Nam lần này được các
chuyên gia quốc tế, mà Reuters dẫn nguồn, nói là ‘đúng lúc’ và giúp cho
ông Tập có cơ hội xoa dịu Việt Nam và nhắc khéo rằng Bắc Kinh còn có
‘rất nhiều thứ để cho’ Hà Nội.
“Ông Tập đến (Việt Nam) vào giữa thời điểm cuộc tranh cãi (giữa các lãnh đạo Việt Nam) đang diễn ra”.
Ông Murray Hiebert, một chuyện gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế được Reuters dẫn lời, nói:
“Ông ấy có thể sẽ cố giành lại thế cân bằng với phe lãnh đạo đang
mạnh mẽ phản đối quan hệ gần gũi với Bắc Kinh và cởi mở với việc theo
đuổi mối quan hệ gần gũi hơn với Washington.”
Thái độ hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông cũng khiến Hoa Kỳ phải
cảnh giác và can dự, gần đây nhất là sự kiện Washington tuần rồi phái
tàu chiến USS Lassen đến tuần tra trong khu vực 12 hải lý của đảo nhân
tạo mà Trung Quốc mới xây, để ‘khẳng định tự do hàng hải’ trong vùng
biển mà Washington xem là quốc tế.
Bắc Kinh đã nổi giận lên án động thái mới nhất của Hoa Kỳ mà họ cho là ‘bất hợp pháp’ và ‘đe dọa chủ quyền’ của Trung Quốc.
Một chuyên gia về an ninh Đông Nam Á, giáo sư Zachary Abuza của
trường Đại học Chiến tranh Quốc gia ở Washington, nói với hãng tin DW về
chuyến đi của ông Tập đến Việt Nam:
“Ngoài mặt, Trung Quốc kêu gọi một giải pháp hòa bình cho các tranh
chấp lãnh hải – mà không phải từ bỏ gì – cho Việt Nam để ủng hộ cho
chương trình nghị sự về kinh tế của Trung Quốc”. Nhưng đằng sau bức màn
sẽ có rất nhiều áp lực trên Việt Nam, mà Bắc Kinh xem là chủ động chống
Trung Quốc trong chính sách ngoại giao. Nhà bình luận này lập luận
“Trung Quốc rất không bằng lòng về mối quan hệ gần gũi của Việt Nam với
Hoa Kỳ, bao gồm của chuyến đi chưa từng có của Tổng bí thư Đảng Cộng Sản
Việt Nam đến Washinton vào tháng 7 vừa qua.”
Các chuyên gia nhận định chuyến đi của Chủ tịch Trung Quốc là rất
quan trọng đối với cả Việt Nam và Trung Quốc. Về phía Việt Nam, DW dẫn
nhận xét của chuyên gia Phương Nguyễn của CSIS, chuyến thăm là một ‘biểu
tượng mạnh mẽ’ bất chấp những tiến bộ trong quan hệ với Washington, Hà
Nội vẫn duy trì chính sách ngoại giao độc lập và cố gắng cân bằng trong
các cam kết đối với hai siêu cường.
Còn về phía Trung Quốc, được xem là ‘đánh giá thấp’ về chiến lược của
Hà Nội, thì chuyến thăm có thể là một cách điều chỉnh để giúp cho Bắc
Kinh hàn gắn mối quan hệ ‘ba chìm bảy nổi’ với Việt Nam.
“Vấn đề quan trọng đối với Chủ tịch Tập là tránh đẩy Việt Nam vào tay
Nhật Bản và Mỹ”, ông Moritz Rudolf, một chuyên gia về Trung Quốc nói
với DW.
Tuy nhiên, chuyến đi của ông Tập Cận Bình đến Việt Nam đã gặp phải
một số chống đối và biểu tình tại Hà Nội. Các chuyên gia cho đây là thực
tế phản ánh những bất đồng quan điểm trong giới lãnh đạo hàng đầu Việt
Nam.
“Nhưng chúng ta sẽ thấy nhiều hơn về một cuộc tấn công rất hấp dẫn so
với những gì đang diễn ra đằng sau cánh cửa khép kín”, Giáo sư Jonathan
London của trường đại học Hồng Kông nói với Reuters.
“Quan điểm chung là một nhóm các lãnh đạo tiềm năng mới lên (của Việt
Nam) thấy rằng hội nhập kinh tế là một cơ hội hơn là một mối đe dọa, và
có một cái nhìn thận trọng hơn về Bắc Kinh.”
Nhưng Giáo sư London lại cho rằng “Việt Nam không có lựa chọn nào
khác ngoài việc hình thành các chính sách có hiệu quả đối với Trung
Quốc”.
Nguồn: Reuters, DW, Mytechbits
Quan sát tư thế các nhà LĐạo VN đón TCB tôi thấy ông NTD có vẻ chủ động hơn cả. Đồng thời cũng thấy ông này nổi bật hơn hơn hẳn các ông khác về phong cánh ngoại giao. Tôi chú ý đến chi tiết ông Dũng vừa tiễn khách ra đến bậc tam cấp là quay lại ngay mà không đi cùng khách tới hết bậc thang. Cử chỉ này cho thấy cuộc hội đàm vừa diễn ra ít phút trước đó không làm hài lòng chủ nhà. Theo đánh giá chung thì vấn đề rất phức tạp và tế nhị. Rất muốn biết nhận định của các cụ về kết quả của sự kiện này.
Trả lờiXóaTôi rất đồng ý với nhận xét của 2 cụ Trác và NN Hùng . Các cụ rất ...tinh tường . Đúng là con rười bay qua biết đực cái. Riêng cái ôm hôn của 3X hình như ông này cùng "ngẫu hứng" chứ không chuẩn bị sẵn tư thế . Và Ông Tập cũng hình như bị bất ngờ . Song, động thái đ/c X quay ngay vào trong không đưa khách xuống cầu thang thì là có ý đồ rõ !
XóaCám ơn Mõ Làng đã cặp nhật thông tin nhanh nhạy, rất xứng với "một nhà truyền thông chuyên nghiệp".
Trả lờiXóaQua theo dõi không chặt chẽ lắm diễn biến hôm qua, xin đưa ra một vài nhận xét:
1- Vẫn có ôm hôn, nhưng không "thắm thiết". Vẫn có bắt tay, nhưng không "nắm lâu, siết chặt và lắc lắc" như trước đây. Sau khi tiếp TCB tại trụ sở Văn phòng Chính phủ, thủ tướng chỉ tiễn khách đến cửa lớn, rồi để TCB tự đi bộ xuống nhiều bậc thang tới ô tô. Sau đó, NTD đứng trên cao vẫy tay xuống "tiễn" TCB ở phía dưới.
2- Dường như các báo lớn hôm nay chỉ được đưa tin theo bản tin thống nhất của TTXVN. Có 2 bản tin: 1 về hội đàm giữa 2 TBT và 1 là cuộc tiếp của thủ tướng NTD. 2 bản tin đều chia ý kiến của đôi bên thành 2 đoạn riêng biệt. Ông Trọng nêu "đề nghị 4 điềm" về các vấn đề lớn tổng hợp quan hệ 2 nước. Ông Dũng nêu vấn đề rấ mới là "nghiên cứu phi quân sự hóa Biển Đông". TCB chủ yếu nhắc tới "đại cục", "lợi ích chung" giữa 2 nước... Không thấy TCB nói đến "đàm phán song phương" như lập trường cùa TQ vẫn cự tuyệt đàm phán đa phương về Biển Đông. Phải chăng TTXVN cố tình cắt đi nội dung này?
Sáng nay, TCB sẽ phát biểu tại QH VN. Nhờ các cụ thạo tiếng Tàu theo dõi giùm xem phiên dịch có chuẩn không nhé. Có điều: Hình như không có THTT? Vì nếu có, VTV sáng nay đã thông báo. Nếu vậy thì cũng "lạ" đấy. Chắc là "đề phòng rủi ro"?
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaMột cuộc đón tiếp trọng thể, với nghi thức cao nhất. Những lời phát biểu mềm mại và có cánh. Nhưng nét mặt tất cả các quan chức và đại biểu quốc hội đều đăm chiêu, lắng nghe một cách căng thẳng. Cả hai bên cũng luôn luôn nứt ra những nụ cười xã giao lịch thiệp. Nhưng TQ là bậc thầy của cách ngoại giao nói một đằng làm một nẻo và VN cũng chẳng kém cạnh. Có ai tin những lời nói đầy ma mị này xin giơ tay !.
Trả lờiXóaCái mà người ta suy nghĩ nhiều hơn là tại sao TCB phải diễn như vậy? Tại sao TCB phải sang ngay VN sau khi sang Mỹ còn Obama thì không. TCB sang VN trước thềm Đại hội. TQ phá thế cờ của Mỹ hay họ đã có những thỏa thuận gì, Đại sự quốc gia và khu vực thật khó hiểu. Chỉ nét mặt đăm chiêu căng thẳng của người nghe và nhửng người quan tâm thời cuộc là dễ hiểu.