Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

Giới học giả nói về việc ông Tập tới VN

BBC Việt ngữ 4/3/2015

 Trước hết hãy xem Tân Hoa Xã nói gì ?
" Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ mở ra 'kỷ nguyên mới' trong quan hệ song phương."
Trước chuyến thăm của ông Tập tới Việt Nam trong hai ngày 5-6 tháng 11, Tân Hoa Xã dẫn lời Đại sứ Trung Quốc Hồng Tiểu Dũng nói:
"Chủ tịch Tập dự kiến sẽ cùng các nhà lãnh đạo Việt Nam thảo ra đường hướng cho sự phát triển quan hệ Việt Trung trong kỷ nguyên mới từ tầm nhìn chiến lược và dài hạn."
Tân Hoa Xã cũng nói năm nay đánh dấu 65 năm quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Việt Nam và nói rằng hai nước đã giữ được đà phát triển tốt trong quan hệ.
Hãng tin này dẫn lời ông đại sứ Trung Quốc nói thêm rằng "chuyến thăm sẽ giúp tăng cường sự tin cậy chính trị lẫn nhau, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc, tăng cường hợp tác thực tế trong nhiều lĩnh vực cũng như xử lý đúng đắn và kiểm soát các khác biệt để thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc."

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm Việt Nam trong hai ngày 5-6/11, theo lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Tập với tư cách Chủ tịch nước, người đồng thời cũng giữ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nhân dịp này, một số học giả quốc tế và khu vực bình luận với Lê Quỳnh, BBC Tiếng Việt về ý nghĩa và tác động của chuyến đi.

Giáo sư Shen Dingli, Viện Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Phục Đán, Thượng Hải
Chủ tịch Tập đang áp dụng lối quan hệ truyền thống giữa Trung Quốc và Việt Nam khi thực hiện chuyến thăm cấp cao.
Có rất nhiều điều khác có thể làm để thúc đẩy việc trao đổi và hợp tác Trung-Việt trong các vấn đề song phương và khu vực.
Và điều quan trọng là việc bảo vệ quan hệ song phương chứ không phải làm suy yếu đi, khi mà hai bên đang có khác biệt quan điểm trong các vấn đề chủ quyền và biển đảo.

Tòa Trọng tài quốc tế hôm 29/10 ra phán quyết nói tòa có quyền tài phán xử vụ Philippines kiện TQ liên quan tới biển Đông 
 
Tiến sỹ Đinh Thụ Phạm, Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Chính trị Quốc gia, Đài Loan 
Tuyên bố về chuyến đi của ông Tập tới Singapore và Việt Nam diễn ra đúng vào lúc có tuyên bố về việc đơn kiện của Manila [đối với vấn đề đường lưỡi bò của Trung Quốc] được tòa trọng tài chấp nhận.
Việt Nam từng nói rằng nếu như đơn của Manila được tòa trọng tài chấp nhận thì Hà Nội cũng sẽ đệ đơn với nội dung tương tự.
Trong bối cảnh này, bất chấp thực tế là Trung Quốc đã tuyên bố bác bỏ bất kỳ phán quyền chung cuộc nào do tòa này đưa ra, thì Trung Quốc vẫn cần làm điều gì đó để duy trì “quan hệ tốt” với Việt Nam, qua đó Việt Nam sẽ không thách thức Trung Quốc một cách quyết liệt.

Tiến sỹ Rahul Mishra, Trung tâm Đông - Tây, Washington DC, Mỹ
Tôi tin rằng chuyến đi của Chủ tịch Tập tới Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng nếu đặt trong bối cảnh những gì đang diễn ra tại biển Đông.
Tôi đoán rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ nêu ra những câu hỏi cứng rắn, quan trọng với ông Tập, và làm rõ những nghi ngờ về ý định của mỗi bên.
Điều này nhiều khả năng sẽ xảy ra bởi quan hệ giữa hai đảng từ trước tới nay là rất gắn bó, và hai đảng luôn muốn hợp tác để giải quyết khủng hoảng.

 Tàu khu trục USS Lassen hôm 27/10 đã vào trong khu vực biển 12 hải lý mà TQ tuyên bố chủ quyền tại bãi Vành Khăn và Subi ở Trường Sa (Reuters)
Sự gầm ghè giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong việc chiến hạm USS Lassen tiến vào phạm vi 12 hải lý gần đảo nhân tạo Subi [mà Trung Quốc xây lấn ở Biển Đông] có thể ảnh hưởng tới cuộc đối thoại, khi mà Việt Nam và Hoa Kỳ đang trở nên gần gũi nhau hơn.
Việt Nam đang đối diện nhiều rủi ro trong mọi chuyện dù là chuyện Biển Đông, quan hệ với Hoa Kỳ, hay quan hệ kinh tế với Trung Quốc.
Hà Nội cần phải thể hiện sự khéo léo ngoại giao để giữ thế cân bằng trong các vấn đề này trong những tháng ngày sắp tới.
Trên mặt trận kinh tế, việc Việt Nam gia nhập TPP có thể sẽ là điều làm thay đổi cuộc chơi cho Việt Nam về mặt dài hạn.
Bởi Trung Quốc không phải là một bên trong TPP, họ sẽ muốn tìm cách để hưởng lợi từ Việt Nam.
Nhìn chung, chuyến đi sẽ giúp cho hai bên hiểu rõ hơn về mối quan hệ – nhưng dù là tốt hơn hay xấu đi thì cũng chỉ có các nhà lãnh đạo mới có thể quyết định và nói ra.

2 nhận xét:

  1. Nguyễn Ngọc Hùng09:07 5/11/15

    Xin có vài cảm nhận trước giờ TCB đặt chân đến Hà Nội:
    1- Tối hôm qua, sau bản tin thời sự 19h, VTV 1 chiếu 1 phim tài liệu về TQ. Đây là động thái thường thấy mỗi khi có nguyên thủ quốc gia quan trong sắp thăm chính thức VN. Nhưng lần này có điều không bình thường: Chỉ là 1 phim tài liệu giới thiệu về cộng đồng người Choang ở Văn Nam, không phải loại "phim tài liệu chính trị" ca ngợi ĐCS TQ và nước CHNDTH.
    2- Báo Tuổi Trẻ hôm nay đăng 1 bài với tiêu đề rất "khiêm tốn" về chuyến thăm cấp cao nhất này, mà lại đăng ở trang chót- trong 20, không có xã luận ở trang 1 như thường lệ. Chưa rõ báo Nhân Dân và QĐND thế nào?
    3- Trong lịch làm việc, mặc dù TCB mang đủ danh nghĩa TBT và chủ tịch nước, nhưng chỉ thấy hội đàm với TBT Nguyễn Phù Trọng, không nói sự hiện diện của chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
    4- Việc TCB diễn thuyết trước QH VN chỉ được ghi là "dự kiến", chưa phải là lịch cố định.
    5- Tại hội nghị bộ trưởng QP các nước ASEAN vừa bế mạc hôm qua ở Kualampur, đoàn VN không do Phung Quang Thanh dẫn đầu, mà là đại tướng Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Hội nghị này cũng không ra được tuyên bố chung, bởi TQ xúi dục một số nước ASEAN không đồng ý đưa nội dung Biển Đong vào văn bản này.
    Những hiện tượng trên đây khiến tôi cảm nhận về một cuộc đón tiếp "cấp cao nhất" đầy uẩn khúc.
    Hi vọng là bản chất thế nào, cứ để nó diễn ra như vậy. Đừng "diễn" quá lố nữa.

    Trả lờiXóa
  2. NNH theo rất sát Thời sự trên xa lộ truyền thông chính thống, ( và anh còn là cây viết bình luận sắc sảo về diễn biến tại 1 khu vực cực kỳ phức tạp là Trung Đông trên Tuổi trẻ ). Tôi cũng ngạc nhiên về việc VTV1 trình chiếu bộ phim "cúng cụ" lại chỉ nói chủ yếu đến dân tộc CHOANG tươi đẹp dưới sự Lđ của Đảng CSTQ !!! quả thật những chi tiết NNH nêu trên là rất "có vấn đề !" . Các cụ nên bỏ chút thời gian để theo dõi, coi đó là một phương pháp rèn luyện trí nhớ, óc phán đoán và cả lòng kiên nhẫn ...
    Mõ chợt nhớ trứơc đây Đài TH Quốc gia VN (VTV) đã hợp tác với đài TH Vân Nam (hay Quảng Tây ? ) sản xuất bộ phim nhiều tập có tên " Uông chung dòng nước sông Mê Kong" ( Gồm cả 6 quốc gia tham gia vào nội dung, do TQ chủ trì) có nhiều chi tiết rất " bố láo" : xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ các nước khác , nhất là VN. Chính tôi đã phát biểu nhiều lần trong các cuộc họp với Tuyên huấn TW và các Đại diện báo chí TW tại Tp.HCM, tất cả đều thấy " Có vấn đề" nhưng rất ít vị theo dõi ( dù phát trọn bộ trên VTV1), Và nhất là , tất cả đều im lặng ...Có lẽ họ sợ không dám phản ảnh lên cấp cao hay sao đó ! Hồi ấy Nguyễn văn Hiến là Tổng Giám Đốc và Trần Bình Minh làm phó VTV1. Trên bảng giới thiệu có tên Trần Bình Minh chịu trách nhiện về phần nói về VN . Cũng lạ, Phim nói về sông Mê Công, nhưng họ dùng chủ yếu tên sông LAN THƯƠNG , tức là khúc đầu nguồn của Mê Kong chảy từ Tây Tạng đến Biên giới Việt Nam !

    Trả lờiXóa