Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

TÊN SÁCH SẼ LÀ GÌ ?


Ý kiến của Quang Trung (Calathau)

Đặt tên cho con đã khó, đặt tên cho cuốn sách mình viết ra - 1 đứa con tinh thần, đứa con nghệ thuật , càng khó khăn hơn nhiều - không muốn nói là quan trọng hơn !
Trong sáng tác văn học- nghệ thuật, việc đặt tên cho "đứa con tinh thần " không chỉ nghe sao cho hay mà còn phải có ý nghĩa làm tôn giá trị tác phẩm ấy .Nó không thể "tên mắm tên cà" bạ gì đặt nấy . Đặt tên cho 1 tác phẩm nghệ thuật nói chung đúng ra cũng là một sự sáng tạo!  Hãy nói riêng về đặt tên 1 cuốn sách (Văn học). Tên ấy sẽ được in to, đẹp, bắt mắt trên trang bìa cuốn sách . Do đó nó phải hàm chứa nội dung xúc tích nhưng lại phải ngắn gọn, dễ nhớ . Nếu tên ấy ngay từ khi người đọc nhìn vào đã gợi lên một ấn tượng, một sưy tư nào đó thì càng đạt yêu cầu ...Nhiều nhà văn, nhà thơ rất giỏi đặt tên cho tác phẩm của mình, nhưng cũng có nhiều người rất lúng túng .( Thí dụ Nam Cao có truyện ngắn đặt tên là " Cái lò ghạch cũ", năm 1941 nhà XB Đời Mới đổi là " Đôi lứa xứng đôi"  . Nhưng sau này Nam Cao lại đặt tên là " Chí Phèo" . Rõ ràng với nhan đề này thì mọi giá trị của tác phẩm đều hiện hữu một cách sâu sắc bởi tựa đề đã đề cập tới một số phận cụ thể, số phận ấy mang cả giá trị hiện thực lẫn giá trị nhân dạo". Tất nhiên tên sách không thể nói hết cả nội dung cuốn sách. Có khi tác giả đặt tên theo kiểu "úp mở", "giấu bài" để người đọc tò mò mà theo dõi ...
Trở lại tên sách của K5. Trước tiên chúng ta phải thống nhất nội dung, chủ đề của sách . Tuyển văn thơ này không chỉ là " Kí ức tuổi thơ ", tất nhiên phần này quan trọng hơn cả. Nếu sau này chúng ta in 1 cuốn chỉ toàn chuyện ngày xưa của mỗi người thì "Tuổi thơ tôi" là tên "được" hơn cả ( theo Calathau ). Trở lại tuyển tập sắp tới của K5. Ngoài kỷ niệm tổi thơ còn mảng " Đồng hành cùng dân tộc"- Kể lại thời chúng ta ra trường và cống hiến ( Đỗ Đồng kể chuyện đi B, sự hy sinh của Thế Phương và các hồi ký của các bạn đều có phần sau cùng nói đến công tác của mình sau khi tốt nghiệp đại học...). Rồi  "Gương sáng bạn ta" ( Như bài của Phạm Kiên viết về Đức Tấn ). Chúng ta còn nói về nghị lực sống của các bạn đã qua đời vì bạo bệnh ( Trường hợp bạn Mai Tâm, Hoàng Thắng, Nguyễn văn Thuận). Về tình cảm vợ chồng ( Bài của Công Lý viết theo lời kể của cô Hà vợ  bạn ĐVT). Kể chuyện vui về bạn ta bây giờ. ( Chuyện cụ Tú Đoành Tú Riềng ). Rồi những gương vượt khó, giỏi làm giầu và thành đạt .Chuyện sau khi nghỉ hưu ( Phạm Nhật Vựng trở thành ông chủ kinh doanh cây cảnh )..
Vì thế , theo tôi không nên chỉ là " Ký ức tuổi thơ" ( Hơn nữa kiểu đặt tên như thế này đã cũ lắm rồi )
Chúng ta cũng không nên đưa 2 tên địa danh Trung Quốc là Lư Sơn và Quế Lâm lên bìa sách . Lý do ai cũng biết : tránh suy diễn không có lợi trong tình hình nhạy cảm hiên nay. Khi cần dùng chỉ nên dùng cụm từ chính thức tên trường là " Trường Thiếu nhi Việt Nam (1953-1957)  với cỡ chữ nhỏ nằm bên dưới tên sách chữ lớn trình bày đẹp .( Trong bài viết thì có thể dùng cụm từ " Trường Lu Sơn, Quế Lâm" bình thường )
Riêng tôi , ngoài đề xuất trên, sẽ tiếp tục "vắt óc" suy nghĩ để cùng các bạn đưa ra thên ít nhất một  tên nữa .



                                                                         Calathau Quang Trung Vũ

3 nhận xét:

  1. Chào bạn Quang Trung,
    Dương Chí có đăng một bài trên blog Ngọc Trâm. Bài viết nói về thời trẻ thơ của bạn ấy. Nhiều bạn đọc thấy hay, được!. Bạn muốn dùng thì cứ chuyển từ Blog mình sang nhé!

    Trả lờiXóa
  2. Dù hiện nay các Bạn còn đang tiếp tục gửi bài và BBT còn đang tuyển chọn. Nên chưa rõ cụ thể có bao nhiêu bài và là những bài nào. Nhưng chủ đề, nội dung của SÁCH thì đã thống nhất và có thể hình dung khá rõ "từng mảng" (loại bài) sẽ có trong cuốn SÁCH, mà cụ Trưởng Ban đã nêu ở trên. Như: Ký ức tuổi thơ, đồng hành cùng dân tộc, gương sáng bạn bè, kể chuyện vui về bạn ta bây giờ, gương vượt khó giỏi làm giầu, chuyện sau khi nghỉ hưu...
    Sau khi đắn đo suy nghĩ và có trao đổi, "xin ý kiến" một vài cụ Cu Lờ; đặc biệt Cụ Kỳ Vĩnh Hưng - Trịnh Huy Châu bảo: có vẻ "ĐƯỢC" (nói theo kiểu Cụ P.V.Hồ). Vì vậy tôi mạnh dạn đề xuất tên sách là:
    "CHUYỆN CHÚNG MÌNH".
    Dòng dưới in nhỏ: Tâp văn, thơ của khối lớp 5 Trường TNVN(1953-1958).

    Nếu đọc cuốn SACH sẽ thấy toàn là Chuyện của Chúng mình thât.
    Xin lưu ý từ "CHÚNG MÌNH" là cách xưng hô rất đặc trưng của "Dân Quế Lâm".
    Mong các Cụ xem xét và góp ý. Tôi cũng vẫn nghĩ thêm.

    Trả lờiXóa
  3. Tôi mới chỉ nhất trí được với Quang Trung la tên sách không nên lấy 2 đia danh của TQ tên trường cũ ,nhưng nên đặt thế nào thì vẫn chưa nghĩ ra ,đặt là " ky ức tuổi thơ " có vẻ nghe được nhưng không bao hàm được toàn bộ ý nghìa của cuôn sách, còn " chuyện chúng mình " nghe cũng chưa ổn lắm, ta cư suy nghĩ tiếp..

    Trả lờiXóa