Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

TRUNG QUỐC CAY CÚ VÀ NÓNG MẶT TẠI Shangri-La Dialogue.

BÀI PHÁT BIỂU CỦA THỦ THƯỚNG VIỆT NAM ÁM CHỈ
TRUNG QUỐC PHÁ TỰ DO HÀNG HẢI 
( June 1st, 2013 Trang mạng tin tức của Trung Quốc bjd.com.cn *)

Người dịch:  XYZ (1.6.2013)
Ngày 28.4, hai máy bay quân sự Su-30 của không quân Việt Nam đã xâm phạm bầu trời Nam Tử Đảo[i] thuộc quần đảo Nam Sa[ii] của Trung Quốc, máy bay có các phiên hiệu 8534, 8538. Trong ảnh, hình gần là Nam Tử Đảo của Trung Quốc bị Việt Nam xâm chiếm, hình xa là Bắc Tử Đảo[iii] của Trung Quốc bị Philippines xâm chiếm.
Máy bay VN hoạt động trên vùng trời QĐ Trường Sa


Tại đại lễ khai mạc được cử hành vào buổi tối, vị khách quý cấp cao nhất tham dự Hội nghị lần này là Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu quan trọng. Trong bài phát biểu ông nói, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực, trước hết là an ninh, an toàn và tự do hàng hải đang gây quan ngại sâu sắc đối với cả cộng đồng quốc tế. Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền. Cách nói có ý ám chỉ Trung Quốc này sau đó đã gặp phải sự thách thức, Diêu Vân Trúc nghiên cứu viên Viện khoa học quân sự Trung Quốc trong phần nêu câu hỏi của hội nghị tiếp đó đã hỏi lại Nguyễn Tấn Dũng: Ngài có thể nêu một ví dụ cụ thể được không, để xem những hành vi nào đã vi phạm tự do hàng hải trong luật quốc tế nào? 
 
Phát ngôn ám chỉ Trung Quốc vi phạm luật quốc tế
Hội nghị Shangri-La lần này được diễn ra trong bối cảnh tình hình Châu Á-Thái Bình Dương vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên đang leo thang, Nam Hải[i] đụng chạm liên tục, tranh chấp ở Đông Hải vẫn tiếp diễn, vì vậy mà đã giành được sự quan tâm nhiều hơn từ bên ngoài như các nước có liên quan Trung Quốc, Philippines, Nhật Bản cùng các đại biểu tham dự hội nghị. Khác với năm ngoái không cử quan chức quốc phòng ở cấp bậc tương đối cao, năm nay Việt Nam đã cử Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến tham dự cuộc Đối thoại năm nay, bên ngoài đồn đoán bài phát biểu chính của ông ta sẽ đề cập tới sự tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Nam Hải.    
  
Không có gì ngạc nhiên khi Nguyễn Tấn Dũng đã nói trong bài phát biểu lấy “lòng tin chiến lược” làm nội dung cốt lõi của mình, lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác. Lòng tin cần được nâng niu, vun đắp không ngừng bằng những hành động cụ thể, nhất quán, phù hợp với chuẩn mực chung và với thái độ chân thành. Muốn có hòa bình, phát triển, thịnh vượng thì phải tăng cường xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược.

Sau đó ông ta đã thay đổi chủ đề nói, những diễn biến khó lường trên bán đảo Triều Tiên; tranh chấp chủ quyền lãnh thổ từ Biển Hoa Đông đến Biển Đông đang diễn biến rất phức tạp, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực, trước hết là an ninh, an toàn và tự do hàng hải đang gây quan ngại sâu sắc đối với cả cộng đồng quốc tế. Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền.

Ngoài ra, Nguyễn Tấn Dũng còn nói, các nước lớn như Trung Quốc, Mỹ… cần gánh vác trách nhiệm chung về bảo vệ hòa bình khu vực ở Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Để gánh vác trách nhiệm có liên quan này, Việt Nam cũng sẽ tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc.

 Ở phần hỏi đáp, thủ tướng Việt Nam có 2 lần rơi vào im lặng [bịa đặt  vì cay cú .TL]
Sau khi bài phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng kết thúc, theo sự sắp xếp của Hội nghị, các thành viên tham dự tại chỗ có thể nêu câu hỏi. Cả 3 vấn đề đều liên quan đến Trung Quốc này đã khiến cho Nguyễn Tấn Dũng đang ngồi trên ghế chủ tịch đoàn bị lúng túng. [lại cay cú .TL]

Sau lời đề nghị nêu câu hỏi của học giả Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Anh từ phía Ban tổ chức Hội nghị, Diêu Vân Trúc nghiên cứu viên Viện khoa học quân sự Trung Quốc liền giơ tay, câu hỏi của bà đã làm căng thẳng không khí của hội trường: Cảm ơn bài phát biểu của ngài Thủ tướng, tôi có một câu hỏi rất cụ thể, ngài đề cập đến an ninh trên biển và tự do hàng không, tự do hàng hải bị de dọa bởi sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền. Ngài có thể nêu một ví dụ cụ thể được không, để xem những hành vi nào đã vi phạm tự do hàng hải trong luật quốc tế nào? 
 
Nguyễn Tấn Dũng nghe xong câu hỏi này đã im lặng hơn 10 giây, cả hội trường chỉ nghe thấy tiếng thì thầm. Tiếp đó, Nguyễn Tấn Dũng đã tránh câu hỏi của Diêu Vân Trúc, ông ta nhắc lại quan điểm trong bài phát biểu, sự ổn định, an ninh, hợp tác của Châu Á-Thái Bình Dương đương nhiên cũng bao gồm cả tự do hàng hải đại diện cho lợi ích của các bên, đòi hỏi các nước có liên quan phải cùng nhau bảo vệ. [ không dám nhắc lại câu trả lời rất hay và thông minh :" Những nhân tố đe dọa tới hòa bình, ổn định và an ninh, an toàn, tự do hàng hải tôi đã đề cập trong bài phát biểu của mình. Và những diễn biến gần đây trên thực tế, thì mọi người chúng ta có mặt tại đây đều đã biết. Tôi xin không nhắc lại.]
 
Câu hỏi của một học giả Hàn Quốc tiếp theo vẫn không làm cho Nguyễn Tấn Dũng nhẹ nhõm hơn. Học giả này nêu câu hỏi: Đứng từ góc độ Việt Nam, giữa Mỹ và Trung Quốc các bạn tin ai hơn? Câu hỏi này thậm chí còn khiến cho trong hội trường phát ra tiếng la thất thanh.

  Nguyễn Tấn Dũng lại im lặng vài giây rồi nói, như tôi đã nói trong bài phát biểu, cả Trung Quốc và Mỹ đều cùng chịu trách nhiệm về khu vực này. Chúng tôi tin rằng Trung Quốc và Mỹ là những nước lớn đã biết rõ tầm quan trọng của lòng tin chiến lược trong việc bảo vệ hòa bình của khu vực.  
Nguồn: Nam Phương đô thị báo chịu trách nhiệm biên tập:  NN079.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2013
________________________________________
[i]   Tức Song Tử Tây.
[ii]   Tức Trường Sa.
[iii]   Tức Song Tử Đông.
[iv]  Tức Biển Đông

—–
* Trang mạng tin tức là http://www.bjd.com.cn/ “京报网” thuộc Tập đoàn báo chí Nhật báo Bắc Kinh được nhà nước phê chuẩn thành lập, có lượng báo phát hành lớn nhất ở khu vực Bắc Kinh.
Ảnh trong bài: Ngày 28.4, hai máy bay quân sự Su-30 của không quân Việt Nam đã xâm phạm bầu trời Nam Tử Đảo thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc. Trong ảnh là máy bay chiến đấu Su-30.
—–
Mời xem thêm bài liên quan trên VOV News:

1 nhận xét:

  1. Rất đáng tiếc thông tin rất có giá trị này chúng ta được biết qua blog nối tiếng-cá nhân có tên basam.Thông tin này đối với tôi có giá trị.
    Lẽ ra hệ thống truyền thông (tiêu tiền thuế của nhân dân Việt Nam) phải có trách nhiệm đưa tin này cho nhân dân Việt Nam. KC

    Trả lờiXóa