Tình Thày, nghĩa trò .
Nguyễn Minh Đức
Thày giáo Phạm Mạnh Tuấn |
Hàng ngày một người em thân thiết của mình đang là hiệu phó một trường tiểu học vẫn thường hàn huyên với nhau về mọi chuyện trên đời. Một hôm nhân bàn về giáo dục Việt Nam mình kể về trường Dục tài học hiệu Quế Lâm, nơi ấy có thể được coi là một trường mẫu mực về giáo dục nhân cách cho trẻ. Chỉ mấy năm học thôi nhưng để lại dấu ấn cho cả một đời người.
Thật ngạc nhiên khi em cho mình hay có một thầy giáo đã dạy tại trường đó, chủ nhiệm lớp 5A, nay đã 80 tuổi rồi nhưng vẫn luôn sôi nổi khi nhắc lại kỷ niệm về những ngày xưa ấy. Dĩ nhiên mình phải hỏi ngay đó là ai?
Thật bất ngờ khi em cho biết đó là thầy Phạm Mạnh Tuấn.
Ký ức xưa chợt ùa về ngay, nhớ thầy Tuấn thân thương chủ nhiệm lớp mình đã dạy môn Văn và Địa, thích đá bóng, hay hát và để lại ấn tượng đặc biệt khác lạ khi thầy hay phá cách trong xưng hô với học trò. Còn nhớ, dù thời gian đầu chúng ta gọi thầy giáo là Anh xưng Em rồi sau này là Thầy, Cô, nhưng riêng thầy lại thường xưng hô một cách thân mật đặc biệt là Mình và các cậu!
Nhận được tin, tức tốc mình gọi điện thoại cho Nguyên Hân, Quang Trung, Khoa Phi, Hữu Hùng…báo tin. Hân cho biết mấy năm nay không thấy thầy Tuấn vì không có địa chỉ liên lạc… Thế là lại một câu chuyện “ Chưa bao giờ có cuộc chia ly” kết thúc có hậu. Mình đã điện thoại gặp thầy và thông báo hội trường năm nay sẽ tổ chức vào ngày 24 tháng 8. Chắc chúng ta sẽ gặp lại thầy trong dịp này.
Thật ngạc nhiên khi em cho mình hay có một thầy giáo đã dạy tại trường đó, chủ nhiệm lớp 5A, nay đã 80 tuổi rồi nhưng vẫn luôn sôi nổi khi nhắc lại kỷ niệm về những ngày xưa ấy. Dĩ nhiên mình phải hỏi ngay đó là ai?
Thật bất ngờ khi em cho biết đó là thầy Phạm Mạnh Tuấn.
Ký ức xưa chợt ùa về ngay, nhớ thầy Tuấn thân thương chủ nhiệm lớp mình đã dạy môn Văn và Địa, thích đá bóng, hay hát và để lại ấn tượng đặc biệt khác lạ khi thầy hay phá cách trong xưng hô với học trò. Còn nhớ, dù thời gian đầu chúng ta gọi thầy giáo là Anh xưng Em rồi sau này là Thầy, Cô, nhưng riêng thầy lại thường xưng hô một cách thân mật đặc biệt là Mình và các cậu!
Nhận được tin, tức tốc mình gọi điện thoại cho Nguyên Hân, Quang Trung, Khoa Phi, Hữu Hùng…báo tin. Hân cho biết mấy năm nay không thấy thầy Tuấn vì không có địa chỉ liên lạc… Thế là lại một câu chuyện “ Chưa bao giờ có cuộc chia ly” kết thúc có hậu. Mình đã điện thoại gặp thầy và thông báo hội trường năm nay sẽ tổ chức vào ngày 24 tháng 8. Chắc chúng ta sẽ gặp lại thầy trong dịp này.
Thày Tuấn chụp ảnh với Lớp 4 |
Thầy cho biết thầy đã giữ tấm hình chụp các học trò và đồng nghiệp của mình ngày ấy , có địa chỉ họ tên của từng người trong lớp và nhớ lại đám học trò nhỏ từ khắp miền đất nước được học trong một ngôitrường như một mái ấm gia đình dù xa Tổ Quốc.
Thầy đóng khung kính treo trang trọng tấm hình chụp lũ trò nhỏ lớp 5A. Mình nhờ em chuyển ngay qua internet cho mình tấm ảnh lớp 5 A. Hí hửng mở, dĩ nhiên mình nhận ngay ra thầy Tuấn, Thầy Hải, Thầy Hàm; nhưng quan sát mãi đám học trò chả thấy đứa nào giống lớp bọn mình cả! Không tin ở trí nhớ của mình, lập tức gửi ảnh cho Nguyên Hân người có trí nhớ phi phàm và được coi là cây từ điển sống về trường Quế Lâm và chuyển tới nhà báo, nhà thơ Quang Trung.
Nguyên Hân khẳng định đó là ảnh lớp 4 còn nhà thơ, theo thói quen nghề nghiệp “vơ vẩn cùng mây” nhận chắc như đinh đóng cột người đứng thấp trong khung cửa sổ chính là Quang Trung.
Sau đó mình đã nhận được hình chụp danh sách lớp được lồng sau khung kính tấm ảnh có ghi họ và tên từng người theo từng hàng.
Thế là rõ, đó là lớp 4A có Phan, Nhạc, Khải (cóc),….
Danh sách Lớp 4 |
Thày Tuấn (trái) và trò Tuân năm 2001 |
Chúng ta đều nhớ thầy Tuấn sang Trung Quốc từ 1951 những ngày đầu Khu học xá Trung ương, học trường sư phạm và sau đó cùng với các thầy cô khác từ tháng 9 năm 1953 đến Dục tài học hiệu Lư sơn Giang Tây dạy dỗ chúng mình. Đến tháng 2 năm 1957 khi bọn mình xuống Khu Học xá Nam ninh để học cấp 3 thì thầy cũng về nước. Thầy công tác liên tục trong ngành giáo dục, lãnh đạo nhiều trường trong tỉnh Thái Nguyên; trước khi về hưu, thầy về trường cán bộ quản lý tỉnh Thái Nguyên.
Thầy Tuấn đã được trao tặng nhiều huân chương, huy chương, và các danh hiệu khác do có công lao xây dựng và phát triển ngành giáo dục. Gia đình thầy, cô và cả 4 người con, một trai, ba gái đều là nhà giáo với nhiều thành tích xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục tỉnh Thái Nguyên.
Nguyễn Minh Đức
------------------------------------------------------------------------
Địa chỉ nhà thầy:
Tổ 18 - Phường Thịnh Đán - Thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên
Điện thoại: 02806273897 Mobile : 01677732368
THẬT CẢM ĐỘNG VÀ ĐÁNG QUÝ BIẾT BAO NHIÊU
Trả lờiXóaCreative12:02 27/06/2013
Trả lờiXóaMinh quên một phần quan trọng là địa chỉ của thầy để các bạn liên hệ:
Địa chỉ nhà thầy:
Tổ 18 - Phường Thịnh Đán - Thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên
Điện thoại: 02806273897 Mobile : 01677732368
Đề nghị BLL K5 liên hệ ngay với thày Tuấn và trân trọng mời Thày về HN dự kỷ niệm lần thứ 60 ngày thánh lập trường (24/8/2013)
Trả lờiXóaRất cảm ơn Minh Đức đã có duyên may tìm ra được liên lạc với thầy Phạm mạnh Tuấn mặc dù thầy ở có đâu xa chúng ta những năm qua tôi vẫn thường nêu với BLL lớp tìm cách nào mời thầy về dự hội lớp nhưng Hiếu bảo chỉ biết là thầy ở Thái.Ở Lư sơn thầy phụ trách lớp tôi, cách xưng hô của Thày Tuấn mà MĐ gợi lại rất đúng , tôi có kỷ niệm còn nhớ là đêm trước khi ta rời Lư sơn tôi và Tiến Nguyên nhớ LS không ngủ được đi chơi lang thang khắp 6 tầng nhà ( chả làm hại ai và hòa bình thế giới) nhưng lớp trưởng Mộng Ngọc vẫn đi báo cáo và khi tập hợp lớp để xuống xe rời LS MNg cầm đèn cho thầy Tuấn giở sổ ra trừ mỗi thằng 1 điểm đức dục. Cũng là một kỉ niện vui.
Trả lờiXóaQuả là một người thầy giáo vĩ đại :)
Trả lờiXóaTình cảm thầy trò thật cảm động :)
Trả lờiXóaEm la Nguyen Trong phu hoc sinh lop 5 A. Khi ve nuoc em cung hoc tai truong Luong Ngoc Quyen Thai Nguyen sau khi tot nghiep dai hoc em chuyen di danh ca.
Trả lờiXóaHien em dang o thanh pho Hochiminh,
Em chac thay nho vi hoi ca biet mai khong vao duoc doi
Rat nho thay
Mong thay khoe vui
Sáng 7-7 sau khi tập thể dục đạp mấy vòng xe buổi sáng,tôi ghé qua thăm thầy Phạm Bằng Toàn.Thầy Toàn đưo75c con gái trang bị cho một máy tính , tôi lên mạng vao blog luson.quelam ,thầy Toàn reo lên khi nhìn thấy hình ảnh thầy Tuấn, vì hai người là cầu thủ "đá hay mọi nhẽ "của đội bóng đá Trường thiếu nhi Việt Nam năm nào.
Trả lờiXóaRất thú vỵ khi nhìn thấy anh Tuân ,hiện đang sống tại Tây Ninh ,một cưu học sinh rât tâm huyết với quan hệ thầy,trò,bạn bè của tập thể Quế Lâm phía Nam.
Tôi nghĩ bài viết của anh Đức là một món qua quý cho chúng ta nhân 60 năm thành lập Trường góp phần cho các cuộc đời QL gặp lại nhau , mang sâu đậm tính nhân văn. KC